Bộ Công an sẽ xử lý vụ sửa bill chuyển khoản quyên góp bà con vùng lũ, nhiều người nổi tiếng, nghệ sỹ khóc nức nở

Mới đây, Bộ Công an đã đưa ra câu trả lời về biện pháp xử lý hành vi sửa bill chuyển khoản từ thiện, ủng hộ đồng bào bị bão lũ. Biện pháp xử lý hành vi này như thế nào?

Bộ Công an thông tin nóng vụ sửa bill chuyển khoản quyên góp, nhiều người nổi tiếng 'mặt tái mét'

Báo An Ninh Thủ Đô đưa tin, Bộ Công an cho biết, việc cá nhân, tổ chức kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ đồng bào trong khó khăn dịch bệnh, thiên tai là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc. Nhà nước khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi để các cá nhân, tổ chức thực hiện chuyện này.

Nghị định số 93/2021/NĐ-CP đã quy định rõ về việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Trong đó, Điều 5 nhắc đến các hành vi bị cấm bao gồm: Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia vận động, đóng góp, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện; Báo cáo, cung cấp thông tin không đúng sự thật; Lợi dụng công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để trục lợi…

quyen-gop-2

Tinh thần tương thân tương ái, đùm bọc, hỗ trợ lẫn nhau của người dân Việt Nam nổi bật lên giữa giông bão. Ảnh: Báo Pháp Luật

Cách đây không lâu, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công bố sao kê từ thiện thì xuất hiện nhiều trường hợp cá nhân làm giả bill chuyển tiền. Bộ Công an cho biết sẽ tiếp nhận, giải quyết khi có cá nhân, tổ chức gửi tin báo tố giác tội phạm liên quan đến hành vi này.

Cũng theo Bộ Công an, hành vi sửa bill chuyển khoản để “làm màu” không chỉ vi phạm đạo đức xã hội mà còn vi phạm pháp luật. Đây là hành vi làm giả tài liệu, đưa tin sai sự thật. Người sửa bill chuyển tiền có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào tính chất mức độ của hành vi vi phạm, hậu quả xảy ra.

Trong trường hợp kết quả xác minh cho thấy hành vi sửa bill chuyển tiền gây khó khăn cho đơn vị tiếp nhận, ảnh hưởng đến việc thống kê, phân phát tiền tư thiện, tạo nên dư luận xấu thì người thực hiện hành vi làm bill giả, đưa tin sai sự thật trên không gian mạng sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 331 BLHS 2015.

quyen-gop-1

Người dân phố núi Buôn Ma Thuột hướng về đồng bào vùng bão lũ miền Bắc. Ảnh: Báo Dân Tộc Và Phát Triển

Nếu việc làm giả bill chuyển tiền rồi đăng lên mạng chưa gây ra hậu quả xấu, chưa ảnh hưởng đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì người đưa thông tin sai sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 101, Nghị định 15/2020/NĐ-CP với mức phạt từ 10-20 triệu đồng với tổ chức, 5-10 triệu đồng với cá nhân. Khi cá nhân nhận chuyển tiền từ thiện hộ mà sửa bill với mục đích chiếm đoạt tài sản, có thể bị xử phạt hành chính 3-5 triệu đồng hoặc xử lý hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo Điều 175 BLHS với mức hình phạt cao nhất là 20 năm tù.