Thân thế s:iêu kh:ủ:ng của người đàn ông quyền lực, cho không bà Phương Hằng khối tài sản 18 triệu USD để 1 bước thành tỷ phú nổi tiếng khắp nơi: Đó là người chồng đầu tiên mà bà tôn trọng nhất

Bà Nguyễn Phương Hằng trải qua ba đời chồng chính thức, từng dính đến ồn ào tình, tiền với tay giang hồ số má đàn em của ông trùm Năm Cam.

Thừa kế tài sản khủng?

Từ lâu, có nhiều đồn đoán xung quanh cuộc đời bà Nguyễn Phương Hằng nhưng ít ai biết tường tận về người phụ nữ này.

Bà Nguyễn Phương Hằng có tên khai sinh là Nguyễn Thị Thanh Tuyền (sinh năm 1971). Cái tên Phương Hằng được đổi sau khi bà về sống với ông Huỳnh Uy Dũng (tức Dũng “lò vôi”). Nhiều người biết chuyện cho rằng, bà muốn thay tên, đổi vận, quên đi một quãng đời không mấy tươi đẹp trong quá khứ.

Bà Nguyễn Phương Hằng có tên thật là Nguyễn Thị Thanh Tuyền. Ảnh: Công an TP Hồ Chí Minh

Bà Hằng từng tự giới thiệu, năm 16 tuổi từng định cư ở Canada, lấy một người chồng Hoa kiều giàu có. Nhưng chỉ vài năm chung sống, có với nhau một con thì người chồng qua đời.

Bà Hằng tự kể, người chồng đầu để lại cho bà cùng con gia sản lên đến 18 triệu USD. Sau biến cố gia đình, bà mang toàn bộ tài sản về Việt Nam làm ăn.

Bà Hằng cho rằng, nhờ tài sản mang từ nước ngoài về, bà đã trở thành doanh nhân thành đạt khi đầu tư kinh doanh nhiều lĩnh vực như bất động sản, trồng rừng, thời trang…

Bà Hằng từng khoe là Việt kiều, có quốc tịch Canada. Tuy nhiên theo điều tra ban đầu, bà Hằng ngoài quốc tịch Việt Nam chỉ có duy nhất quốc tịch Cộng hòa Cyprus , một đảo quốc phía đông Địa Trung Hải, được mệnh danh là thiên đường trốn thuế, rửa tiền…

Trong quá khứ bà Hằng với cái tên Nguyễn Thị Thanh Tuyền lại xuất hiện một phần trong chuyên án Năm Cam và đồng bọn.

Tấm ảnh hiếm hoi mà bà Nguyễn Phương Hằng (khi đó tên là Nguyễn Thị Thanh Tuyền) cùng với ông Đỗ Đạt Giang, người từng chung sống như vợ chồng với bà. Ảnh: Tư liệu

Trong vụ án Năm Cam, ông Đỗ Đạt Giang bị xử tù vì tố cáo của một số người, trong đó phần chính là từ bà Nguyễn Thị Thanh Tuyền (tức Nguyễn Phương Hằng) sau này

Được biết, ba năm sau kể từ khi người chồng đầu mất, năm 1997 bà Hằng về Việt Nam và chung sống như vợ chồng với Đỗ Đạt Giang (sinh năm 1964, ngụ tại quận Phú Nhuận), một đàn em của Năm Cam. Hai người thuê căn nhà ở đường Trường Sơn, quận Tân Bình để sống rồi mua lại căn nhà này.

Theo kết luận điều tra, bà Hằng (khi đó tên Tuyền) khai, đã nhiều lần bị Giang đánh, ép thêm tên y vào giấy mua bán nhà. Giang còn tìm đến, gây sức ép buộc mẹ bà Hằng phải đưa ra giấy tờ căn nhà, ép bà Hằng viết xác nhận không có tranh chấp.

Sau này, khi khai báo tại cơ quan công an, Đỗ Đạt Giang không thừa nhận cưỡng đoạt căn nhà của người tình, mà cho rằng mình bỏ tiền mua, bà Hằng (tức Tuyền) chỉ là người đi cùng. Thậm chí, khi bà Hằng vay 7 lượng vàng với lãi suất 3%/tháng của một người khác để trả tiền cho chủ nhà thì chính Giang là người ký giấy.

Mẹ của bà Hằng còn tố cáo Đỗ Đạt Giang đã làm khó dễ, đe dọa để chiếm đoạt 10 lượng vàng. Nguyên nhân là mấy mẹ con bà chung mua một căn nhà ở Gò Vấp, nhưng trong thời gian bà Hằng chung sống với Giang thì ông này đã giữ chìa khóa. Cuối cùng, mẹ của bà Hằng phải giao cho Giang 5 lượng vàng mới không bị làm khó dễ trong việc bán nhà.

Sau khi chuyên án Năm Cam nổ ra, ông Đỗ Đạt Giang bị bắt, mẹ con của bà Hằng đã có đơn tố cáo. Từ tố cáo của hai mẹ con bà Phương Hằng và một số những người khác, Đỗ Đạt Giang phải lãnh án 7 năm tù tội “cưỡng đoạt tài sản”.

Sống cùng chồng mới, quay lại tố cáo khiến chồng cũ tù tội

Điều khá lạ là, bà Hằng từng nói, chồng đầu tiên qua đời để lại cho bà tài sản khủng lên đến hàng trăm tỷ đồng, nhưng những năm liền sau đó khi về nước, bà có những khó khăn nhất định.

Ba năm sau khi có cả trăm tỷ đồng từ người chồng đầu, bà Hằng phải cùng Đỗ Đạt Giang đi vay 7 lượng vàng để mua nhà như nói trên. Còn trường hợp, bà nhận làm dịch vụ hoàn công cho xưởng dệt của ông Lâm Hưng Q. để nhận tiền công vài chục triệu đồng và ông Q. sau này cũng là nạn nhân bị Đỗ Đạt Giang cưỡng đoạt tài sản.

Đến năm 2006, bà Hằng kết hôn với doanh nhân Trần Văn Thìn (sinh năm 1963, quê Bến Tre) nhưng trước đó 5 năm, cả hai góp vốn, tỷ lệ 50/50 thành lập Công ty Đông Nam Long (trụ sở quận Bình Thạnh) để đầu tư vào các dự án trồng cao su.

Cuộc hôn nhân của bà Hằng với ông Thìn chỉ kéo dài chừng hai năm, có một con chung thì ly hôn. Tòa phán quyết con chung theo mẹ, phần tài sản hai bên thương lượng giải quyết.

Cách đây không lâu, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn ghi âm liên quan đến chuyện tình cảm của bà Nguyễn Phương Hằng và “thần y” Võ Hoàng Yên. Ảnh: Mạng xã hội

Hai người trước đó có thống nhất giải thể công ty, ông Thìn nhận 200 ha cao su, còn bà Hằng cùng con nhận 360 ha.

Chỉ hai năm sau “đường ai nấy đi” với ông Thìn, bà Hằng kết hôn với doanh nhân lớn hơn bà chục tuổi, ông Huỳnh Uy Dũng (tức Dũng “lò vôi”). Tuy nhiên giai đoạn đó, ông Dũng đã phải tích cực hỗ trợ vợ trong việc giải quyết tài sản tranh chấp với chồng cũ.

Kết cục ông Thìn dính án tù cả chục năm về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” và “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Cụ thể, cơ quan tố tụng kết luận, ông Thìn lén lút duy trì hoạt động công ty, làm giả chữ ký của bà Hằng (lúc đó tên Tuyền) để chuyển công ty về Bình Phước, làm giả một số giấy tờ để được cấp giấy đăng ký kinh doanh, con dấu mới.

Sau khi kết hôn với ông Huỳnh Uy Dũng (tức Dũng “lò vôi”) thì mới có cái tên Nguyễn Phương Hằng. Ảnh: Mạng xã hội

Đến với cuộc hôn nhân với ông Dũng “lò vôi”, cái tên Nguyễn Phương Hằng mới chính thức thay cho tên Nguyễn Thị Thanh Tuyền, như cuộc đời sang một trang mới. Đây là cuộc hôn nhân có thể nói là dài nhất trong đoạn đời đầy sóng gió của bà Hằng.

Sau này, người ta mới thấy bà Hằng khoe kim cương, những xấp sổ đỏ, siêu xe… rồi dính vào những tranh chấp, đấu tố đầy thị phi trên mạng xã hội lẫn đời thực.