Trước những phát ngôn có phần nặng nề về cư sĩ Minh Tuệ, CEO Nguyễn Phương Hằng đã bị nhiều người sáng tác nhạc chế để chỉ trích và lên án.
Ngày 21/10/2024, Dân Việt đưa tin “Phát ngôn về cư sĩ Minh Tuệ, CEO Nguyễn Phương Hằng bị lên án và kết tội bằng nhạc chế”. Nội dung chính như sau:
CEO Nguyễn Phương Hằng bị chỉ trích bằng nhạc chế
Những ngày qua, phát ngôn của CEO Nguyễn Phương Hằng liên quan đến cư sĩ Minh Tuệ đã gây ra rất nhiều tranh cãi. Nhiều người tỏ ra bất ngờ và khó hiểu khi CEO Nguyễn Phương Hằng tuyên bố “đòi quất sư Minh Tuệ không trượt phát nào” trong khi vị cư sĩ này chưa hề gặp gỡ cũng chưa hề có bất kỳ phát ngôn nào đụng chạm đến bà Nguyễn Phương Hằng. Nhiều người tỏ ra phẫn nộ vì cho rằng CEO Nguyễn Phương Hằng đang vượt quá giới hạn của “tự do ngôn luận”, có những phát ngôn mất kiểm soát đến cư sĩ Minh Tuệ.
Những phát ngôn của CEO Nguyễn Phương Hằng về cư sĩ Minh Tuệ đã gây nhiều phẫn nộ. Ảnh: TL
Đặc biệt, trên mạng xã hội đã lan truyền nhiều bài nhạc chế hoặc nhạc tự sáng tác mang tính kể tội, chỉ trích, lên án… CEO Nguyễn Phương Hằng vì những phát ngôn liên quan đến cư sĩ Minh Tuệ. Trong đó, có bài nhạc chế đặt tựa “Thầy tôi tội gì?” dựa trên nền nhạc của bài “Đứa con tội lỗi” do một tử tù ở Nghệ An sáng tác năm 1995.
Bài nhạc chế có những lời như: “Cô ra tù được bốn năm hôm, địa nồi cơm sư Thích Minh Tuệ. Cô không nhìn mình sai hoặc đúng, cứ sồn sồn nói lời lộng ngôn. Tuy cô giàu nhưng rất hơn thua, dù là luôn làm phước đi chùa. Sư Minh Tuệ ngài tu thư thái, chưa bao giờ biết hờn một ai… Đại Nam vắng tanh, kể từ khi nhắc đến sư thầy, mới ra tù làm sao cô hiểu, sư Minh Tuệ đâu phải phàm nhân“.
Bài nhạc chế này ngay sau khi tung lên mạng đã được lan truyền chóng mặt. Thậm chí, còn có cả bản karaoke để mọi người có thể hát.
Ngoài ra, còn có một bài được đặt tựa đề “Than trách” do Nguyễn An Nhiên viết nhạc, Đông Hải viết lời, Thảo My thể hiện. Bài hát này có những đoạn: “Đụng tới thầy tôi bị quay xe, liền chứng tỏ mình hay phán xét làm chi. Nói chuyện người ta tôi không chen vào nhưng chạm tới thầy làm sao tôi ngó lơ. Đâu phải người quen, không phải người nhà thì hà cớ chi mà nói người ta. Đâu phải ỷ mình oai mà ép người tài, thầy muốn yên bình tu tập thế thôi…“.
Trao đổi với Dân Việt về câu chuyện này, Nghệ sĩ Nhân dân Vương Duy Biên – nguyên Thứ trưởng Bộ VHTTDL cho rằng, không phủ nhận thời gian qua CEO Nguyễn Phương Hằng cùng chồng và công ty làm được nhiều việc tốt, giúp đỡ được nhiều hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bà Nguyễn Phương Hằng muốn nói gì thì nói, đụng chạm đến ai thì đụng chạm.
“Tôi có cảm giác như bà Nguyễn Phương Hằng thích gây sự chú ý của mọi người, muốn nổi tiếng, muốn là ngôi sao. Bà Nguyễn Phương Hằng làm được nhiều việc tốt nhưng cũng luôn đi kèm với ồn ào. Nhiều người cũng làm việc tốt nhưng người ta âm thầm, lặng lẽ… và tôi thích tuýp người thứ 2 hơn.
Cần phải có sự cảnh tỉnh để bà Nguyễn Phương Hằng biết mình là ai và cũng phải có điểm dừng. Không thể vì làm được việc tốt là có quyền động chạm đến bất cứ ai, làm bất cứ việc gì”.
Theo Nghệ sĩ Nhân dân Vương Duy Biên, CEO Nguyễn Phương Hằng nên biết tôn trọng danh dự, nhân phẩm, tự do, tín ngưỡng… của người khác. Nếu phát hiện ai đó sai phạm thì báo cáo lên cơ quan chức năng (nếu có bằng chứng) để họ xử lý theo quy định của pháp luật. Không nên tự tạo ra một diễn đàn để thỏa mãn sự hiếu kỳ của một số người (có thể hết người này sẽ đến người khác, hết chuyện này đến chuyện khác…), chưa kể là cách nói rất cảm tính.
CEO Nguyễn Phương Hằng tuyên bố sẽ rút lui, không tạo thêm thị phi
Chiều qua (20/10), CEO Nguyễn Phương Hằng đã có buổi nói chuyện tại Khu du lịch Đại Nam với chủ đề “Thông cảm hay vô cảm”. Trước đó, CEO Nguyễn Phương Hằng khẳng định chắc nịch rằng, trong talkshow này, bà sẽ “quất sư Minh Tuệ không trượt phát nào”. Chính điều này khiến cho rất nhiều người hồi hộp chờ đợi để xem CEO Nguyễn Phương Hằng nói gì về sư Minh Tuệ nói riêng và một số người bà đã đề cập trước đó nói chung.
CEO Nguyễn Phương Hằng và chồng trong talkshow “Thông cảm hay vô cảm” diễn ra tại KDL Đại Nam chiều 20/10. Ảnh: FB
Trước đó ngày 21/09/2024 Tuổi trẻ đưa tin “Bà Nguyễn Phương Hằng có được tiếp tục điều hành doanh nghiệp?”. Nội dung chính như sau:
Ngày 21-9, trao đổi với Tuổi Trẻ Online về vụ bà Nguyễn Phương Hằng ra tù sớm, một chuyên gia luật cho biết sau khi được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, bà Hằng có thể trở lại điều hành doanh nghiệp nếu muốn.
Chuyên gia luật nói về quyền điều hành doanh nghiệp của bà Nguyễn Phương Hằng
Theo vị chuyên gia, ngoài án phạt tù thì tòa án không có nội dung cấm bà Hằng hành nghề sau khi chấp hành xong bản án.
Về thời hạn xóa án tích sẽ thực hiện theo quy định pháp luật.
Hôm nay bà Nguyễn Phương Hằng ra tù do được giảm án
Như vậy, tùy theo nhu cầu và quyết định của doanh nghiệp, bà Hằng có thể trở lại điều hành doanh nghiệp hoặc không, mà không bị hạn chế bởi pháp luật.
Tuổi Trẻ Online tra cứu trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, ngoài vai trò tại Công ty cổ phần Đại Nam thì bà Hằng còn có vai trò tại một số công ty khác.
Tại Công ty cổ phần xử lý nước thải Hằng Hữu Huỳnh, bà Hằng là một trong những cổ đông sáng lập với trên 15% cổ phần (tính tới thời điểm tra cứu ngày 31-3-2022). Tại Công ty TNHH MTV Christina, bà Hằng vừa là chủ sở hữu, vừa là tổng giám đốc công ty…
Tại Công ty cổ phần Đại Nam là doanh nghiệp lớn và được quan tâm nhất, bà Hằng được ghi nhận là “người quản lý khác”, theo tra cứu trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp.
Theo nghị quyết đại hội đồng cổ đông của Công ty Đại Nam vào tháng 4-2020 thì bà Hằng sở hữu 41% cổ phần của công ty và là thành viên hội đồng quản trị.
Công ty Đại Nam cũng từng công bố bà Hằng là tổng giám đốc của công ty này. Dù theo giấy đăng ký kinh doanh gần đây (tra cứu ngày 7-1-2024) vẫn ghi ông Huỳnh Uy Dũng (còn gọi là ông Dũng “lò vôi”, là người đại diện pháp luật, chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc công ty).
Ông Huỳnh Uy Dũng là chồng bà Hằng, là người sáng lập Công ty Đại Nam và sở hữu 49% cổ phần công ty (theo nghị quyết đại hội cổ đông công ty tháng 4-2020).
Ngoài ra, ông Dũng còn sở hữu gián tiếp cổ phần Công ty Đại Nam thông qua Công ty TNHH tư vấn và xây dựng Đại Nam (chiếm 10% tỉ lệ cổ phần của Công ty cổ phần Đại Nam).
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, Công ty cổ phần Đại Nam có trụ sở chính tại phường Hiệp An, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Công ty này là chủ đầu tư khu du lịch và trường đua Đại Nam với quy mô hàng trăm ha.
Ngoài ra Công ty Đại Nam còn là chủ đầu tư các khu công nghiệp Sóng Thần 2, 3 và nhiều khu dân cư tại tỉnh Bình Dương, Bình Phước…
Sau khi bà Hằng ra tù sớm ngày 19-9-2024, Công ty Đại Nam chưa có công bố mới gì về vai trò của bà Hằng tại công ty.
Bà Nguyễn Phương Hằng ra tù sớm 3 tháng 5 ngày
Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, bà Nguyễn Phương Hằng, 53 tuổi, bị khởi tố, bắt tạm giam ngày 24-3-2022 về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.
Tại phiên tòa phúc thẩm ngày 4-4-2024, bà Hằng được giảm 3 tháng tù, còn 2 năm 9 tháng tù.
Tới ngày 19-8-2024, bà Hằng được xét cho ra tù sớm 3 tháng 5 ngày.
Vì sao bà Nguyễn Phương Hằng ra tù sớm 3 tháng?
Hàng trăm phạm nhân tại Bình Dương được xét giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đợt này, trong đó có bà Nguyễn Phương Hằng do chấp hành tốt trong thời gian ở trại giam.